Wellcome To blog's 12B1 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Wellcome To blog's 12B1 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH

Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên (Gôlôbôlin)


    Những bài thi bất hủ

    Kyn
    Kyn
    Admin


    Tổng số bài gửi : 98
    Join date : 10/11/2010
    Age : 31
    Đến từ : THPT Nguyễn Chí Thanh

    Những bài thi bất hủ Empty Những bài thi bất hủ

    Bài gửi  Kyn 11/11/2010, 5:03 pm

    Những bài thi bất hủ
    Những bài thi bất hủ Tg_photo01
    Bài 1: Viết thường, viết hoa
    Đề bài: Cho biết các khu vực phát triển ở miền núi phía Bắc
    Bài làm: Miền núi phía Bắc có dao thái mông phát triển mạnh.
    Lời phê: ồ! Địa chỉ của nhà máy sản xuất "dao thái mông" ở đâu vậy em? Danh từ riêng thì phải viết hoa chứ!


    --------------------------------------------------------------------------------

    Bài 2:Trong bài vǎn của một học sinh:
    "... Tre sanh
    Sanh tự bao giờ?
    Chuyện ngày xưa đã có bờ tre sanh..."
    Tác giả sử dụng điệp từ "sanh" ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh ngày "chào đời" của tre Việt Nam... Đồng thời với ba từ "sanh" cho ta rõ được "tre sinh trước chúng ta khoảng dǎm ba đời"...


    --------------------------------------------------------------------------------

    Bài 3: Con nhà nòi

    Đề bài: Em hãy phân tích đoạn Thuý Kiều trao duyên lại cho Thuý Vân
    Bài làm: Đây là một sáng tạo lớn trong cả vǎn học lẫn kinh doanh. Hiện này chúng ta mới có những hợp đồng về buôn bán, xây dựng... vậy mà Nguyễn Du, một nhà thơ lớn cách chúng ta gần hai trǎm nǎm, đã đưa ra một hợp đồng mới "Hợp đồng kinh tế - tình cảm". Đầu tiên, Thuý Kiều đã hẹn ước với Kim Trọng suốt đời. Nhưng sau đó, do có trục trặc từ phía gia đình Thuý Kiều (bên A) nên nàng đã tự ý huỷ hợp đồng hẹn ước với Kim trọng (bên B). Chính do sự huỷ bỏ này mà Kiều đã phải bồi thường thiệt hại cho chàng Kim một trǎm ngàn. Vì vậy nàng đã thốt lên:
    "Trǎm ngàn gửi lạy tình quân
    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi..."


    --------------------------------------------------------------------------------

    Bài 4: Lạc bối cảnh lịch sử
    Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của chủ thể trong câu ca dao sau:
    "Đêm qua chớp bể mưa nguồn
    Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
    Bài làm:
    "Đêm qua chớp bể mưa nguồn"
    Từ câu ca dao trên ta có thể hiểu là đêm qua trời mưa, hôm nay trời có thể tiếp tục mà tiếp tục mưa to đến rất to ở một số nơi, mây đen nhiều, trời không nắng.
    "Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
    Đây là mối tình thời kinh tế mửa cửa và câu ca trên chính là lời than thở của anh chàng bán kem với cô nàng bán áo mưa của mình rằng: trời mưa to, en bán được nhiều áo mưa, lời to chắc em vui sướng lắm, có biết chǎng anh đây đang chẳng bán được que kem nào, anh buồn em có hay không?"


    --------------------------------------------------------------------------------

    Bài 5:Đề bài: Phân tích tác phẩm Thu ẩm (Nguyễn Khuyến)

    Bài làm: Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài hoa của nền vǎn học Việt Nam. Đọc tác phẩm "Thu ẩm" của ông thì mới thấy hết tài nghệ của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là sự hài hoà giữa đất và nước, giữa thiên nhiên và tạo vật của con người. Nhà thơ vào đề bằng hình ảnh "Nǎm gian lều cỏ thấp le te", có lẽ để phản ánh hiện thực kém giá trị của nhà trong ngõ, không phải là nhà mặt tiền. Đất nhà ông tuy rộng nhưng gia cảnh thì bần hàn không thể tả. Nhà thì chỉ là "lều cỏ", đêm thì thắp đền "đom đóm lập loè" ngâm thơ. nhfa cửa cũng có vườn tược, ao chuôm mà sao nghèo đến thế! Bực mình, chán đời, nhà thơ vét hết số tiền công "nhuộm da trời" ra mua rượu về uống. Ông uống rất nhiều, uống đến ẩm trời ẩm đất, uống đến ẩm cả mùa thu, uống rồi nhà thơ lại khóc, khóc rồi lại uống. Rõ ràng đây là sự hoà hợp giữa những sản phẩm thiên nhiên, đất trời thu với hỗn hợp rượu pha nước mắt. Càng đọc kỹ tác phẩm, ta càng thương nhà thơ khủng khiếp...Có ai hiểu cho nỗi lòng đau khổ của thi sĩ Nguyễn Khuyến không?


    --------------------------------------------------------------------------------

    Bài 6: Đề bài: Em hiểu thế nào về câu ca dao:
    "Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
    Bài làm: "...Đó là một lời dặn rất vǎn vẻ của người mẹ đối với cô con gái: Khi đi chợ nếu không có bí thì có thể mua bầu để nấu canh. Hai thứ đó chất lượng như nhau vì cùng chung một giàn!"

      Hôm nay: 3/7/2024, 2:17 pm