Wellcome To blog's 12B1 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Wellcome To blog's 12B1 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH

Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên (Gôlôbôlin)


    Định nghĩa của tôi về "Người đưa đò thầm lặng"

    Kyn
    Kyn
    Admin


    Tổng số bài gửi : 98
    Join date : 10/11/2010
    Age : 31
    Đến từ : THPT Nguyễn Chí Thanh

    Định nghĩa của tôi về "Người đưa đò thầm lặng" Empty Định nghĩa của tôi về "Người đưa đò thầm lặng"

    Bài gửi  Kyn 27/11/2010, 9:46 am

    Định nghĩa của tôi về "Người đưa đò thầm lặng"

    Định nghĩa của tôi về "Người đưa đò thầm lặng" Images?q=tbn:ANd9GcQRZKAHcINjJHhEoUgq4D6473ALbMzQBdFONrkx9xkEpToBFJ7Log

    "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của nhân dân ta. Dạy một chữ cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư).


    Các thầy đã "lái" chúng tôi vào dòng sông kiến thức bao la bởi "con đò" của thầy. Nhưng "con đò" của các thầy quyết không phải là con đò của các ông lái, cô lái ở một bến sông ngang có tên và không tên.

    Ở đó, thay vì một cây cầu là những con đò bằng gỗ, bằng tre. Con đò ấy là công cụ sinh nhai của người lái đò. Nghề của họ là nghề lao động đơn giản. Không có họ ta không thể sang sông. Họ chở đò để kiếm tiền nuôi thân. Chẳng may gặp ngày mưa dập gió vùi, bến sông vắng khách, họ không có tiền, họ buồn:

    Bến Mi Lăng nằm không - thuyền đợi khách
    Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu

    (thơ Yến Lan)

    Người lái đò chẳng bao giờ nhớ khách đi đò. Cũng vậy, khách chẳng bao giờ nhớ đến lái đò. Ngoại trừ, khách là một chàng si tình:

    Vắng bóng cô em từ dạo ấy
    Để buồn cho những khách qua sông

    (thơ Nguyễn Bính)

    Mi Lăng là bến nào? Cô em bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông đi lấy chồng để khách tình họ Nguyễn ngẩn ngơ là ai?

    Là... thơ đấy thôi!

    Là thơ nên thi nhân đã hóa thân thành người lái đò bất đắc dĩ để chở thơ đi.

    Riêng ông lão say Trăng đầu gối sách
    Để thuyền hồn bơi khỏi bến Mi Lăng
    Tiếng gọi đò... gọi đò như oán trách
    Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn Trăng

    (Bến Mi Lăng - Yến Lan)

    Con sông bến nước luôn luôn là đề tài gợi cảm cho Người Thơ. Cụ Tú Xương xót xa:

    Sông xưa giờ đã nên đồng

    Nên đêm đêm cụ:

    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

    Ấy là cụ nhớ tiếc bến nước Vị Hoàng, quê cụ, đã bị bồi đắp!

    Bây giờ ở nước ta không còn nhiều bến nước ngang sông nữa. Đò Thưa quê tôi nay là một cây cầu hai làn xe ôtô qua lại. Cầu Quan (TP Nam Định) đã thay Đò Quan. Bến Mỹ Thuận có một cây cầu đồ sộ nhất Đông Nam Á. Không rõ các cô lái đò, ông lái đò bến Thưa, Đò Quan, Bắc Mỹ Thuận giờ này ở đâu? Có ai cần con đò, cần họ nữa không?

    Con đò và người lái đò có thể thay bằng cây cầu vĩnh cửu. Nhưng thầy giáo và cô giáo thì người lái đò không thể thay thế được.

    Tự bao giờ dân ta ví thầy, cô giáo là người lái đò mà lại không ví ông lái đò bến Mi Lăng hoặc cô em của Nguyễn Bính là thầy, cô giáo:

    - Thầy, cô giáo đò ơi! Cho tôi sang sông với, tôi trả đủ tiền...!

    Ông nội tôi (thầy đồ Phạm Công Tự Hữu - Trung) - nghe có người gọi mình như vậy chắc ông nội giận lắm.

    Thầy Đồ Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu) ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tự ví:

    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

    Thầy Đồ Chiểu "chở" thuyền đạo. Thầy tế "Nghĩa sĩ Cần Giuộc", thầy căm giận bọn tay sai ôm chân giặc Tây Dương (chỉ giặc Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất).

    Thầy không phải là người lái đò kiếm tiền. Thầy "chở" học trò của thầy. "Chở" học trò và "chở" khách đồng âm mà khác nghĩa

      Hôm nay: 3/7/2024, 3:14 pm